Với vị thế là vùng kinh tế trọng điểm phía nam, Bà Rịa – Vũng Tàu là vùng thu hút được rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với tiềm năng khai thác dầu khí, cảng biển, du lịch và còn nhiều dự án đầu tư trọng điểm khác.
Nếu qúy khách đang tìm đơn vị cung cấp dịch vụ lập dự án đầu tư tại Bà Rịa – Vũng Tàu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể (Hotline: 0918 924 666). Dưới đây là một số thông tin về tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mà các nhà đầu tư nên biết:
1. Giới thiệu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
-
Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam.
-
Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ở vị trí cửa ngõ ra Biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ, Bà Rịa – Vũng Tàu kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác bằng đường bộ, đường không và đường thủy.
-
Vũng Tàu, thành phố du lịch biển và là trung tâm của hoạt động khai thác dầu mỏ phía Nam, đã từng là trung tâm hành chính của tỉnh. Từ ngày 2 tháng 5 năm 2012, tỉnh lỵ chuyển đến thành phố Bà Rịa. Đây cũng là tỉnh đầu tiên của Đông Nam Bộ có 2 thành phố trực thuộc tỉnh.
-
Năm 2018, Bà Rịa – Vũng Tàu là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 38 về số dân, xếp thứ bảy về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ ba về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 47 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.112.900 người dân[3], GRDP đạt 149.574 tỷ đồng (tương ứng với 6,4961 tỷ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 134,4 triệu đồng (tương ứng với 5.837 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,20%, không tính về ngành dầu khí theo quy định của Tổng cục Thống kê (Việt Nam).
-
Theo số liệu năm 2004 của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh đứng đầu cả nước về GDP bình quân đầu người (đạt 10.543 USD tính theo sức mua tương đương) và về chỉ số phát triển con người HDI (0,828). Tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa cao, 61.9%.
2. Vị trí Bà Rịa – Vũng Tàu
-
Phía bắc giáp tỉnh Đồng Nai.
-
Phía tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Phía đông giáp tỉnh Bình Thuận và Biển Đông.
-
Phía nam giáp Biển Đông.
3. Khí hậu Bà Rịa – Vũng Tàu
-
Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc.
-
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27 °C, tháng thấp nhất khoảng 26,8 °C, tháng cao nhất khoảng 28,6 °C. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2.400 giờ. Lượng mưa trung bình 1.500 mm.
-
Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão.
4. Địa hình Bà Rịa – Vũng Tàu
-
Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính nằm trên đất liền và một đơn vị hành chính hải đảo là huyện Côn Đảo. Địa hình tỉnh có thể chia làm 4 vùng: bán đảo, hải đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển. Bán đảo Vũng Tàu dài và hẹp, diện tích 82,86 km², độ cao trung bình 3–4 m so với mặt biển. Hải đảo bao gồm quần đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn. Vùng đồi núi bán trung du nằm ở phía Bắc và Đông Bắc tỉnh phần lớn ở thị xã Phú Mỹ và các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc. Ở vùng này có vùng thung lũng đồng bằng ven biển bao gồm một phần đất của thị xã Phú Mỹ và các huyện Long Điền, Bà Rịa, Đất Đỏ. Khu vực này có những đồng lúa nước, xen lẫn những vạt đôi thấp và rừng thưa có những bãi cát ven biển. Thềm lục địa rộng trên 100.000 km².
5. Kinh tế Bà Rịa – Vũng Tàu
-
Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hoạt động kinh tế của tỉnh trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ, tỉ lệ các mũi khoan thăm dò, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông. Đương nhiên xuất khẩu dầu đóng góp một phần quan trọng trong GDP của Bà Rịa – Vũng Tàu.
-
Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển như: có 93% tổng trữ lượng dầu mỏ và 16% tổng trữ lượng khí thiên nhiên của cả nước, được nhà nước tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển quốc gia và quốc tế hiện đại, nằm trong vùng trọng điểm của Chương trình du lịch quốc gia.
-
Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí, Bà Rịa – Vũng Tàu còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước. Trung tâm điện lực Phú Mỹ và nhà máy điện Bà Rịa chiếm 40% tổng công suất điện năng của cả nước (trên 4.000 MW trên tổng số gần 10.000 MW của cả nước). Công nghiệp nặng có: sản xuất phân đạm (800.000 tấn/năm), sản xuất polyetylen (100.000 tấn/năm), sản xuất clinker, sản xuất thép (hiện tại tỉnh có hàng chục nhà máy lớn đang hoạt động gồm VinaKyoei, Pomina, Thép miền Nam (South Steel), Bluescopes, Thép Việt, Thép Tấm (Flat Steel), Nhà máy thép SMC và Posco Vietnam đang thi công nhà máy thép cán nguội.
-
Về lĩnh vực cảng biển: Kể từ khi chính phủ có chủ trương di dời các cảng tại nội ô Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm cảng biển chính của khu vực Đông Nam Bộ, thuộc nhóm cảng biển số 05 bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Các cảng lớn tập trung chủ yếu trên sông Thị Vải. Cảng Sài Gòn và nhà máy Ba Son đang di dời và xây dựng cảng biển lớn tại đây. Sông Thị Vải có luồng sâu 15 m đảm bảo các tàu container trên 100.000 tấn đã có thể cập cảng Bà Rịa – Vũng Tàu đi thẳng sang các nước châu Âu, châu Mỹ. Tính đến nay, toàn tỉnh có 24/52 cảng đã đi vào hoạt động, các cảng còn lại đang trong quá trình quy hoạch và xây dựng. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là cửa ngõ giao thương của khu vực miền Nam, và Việt Nam (nằm gần đường hàng hải quốc tế và là tỉnh có nhiều cảng biển nhất Việt Nam).
-
Về lĩnh vực du lịch: Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước. Nổi tiếng đẹp nhất thành phố Vũng Tàu là bãi biển Thuỳ Vân hay còn gọi là Bãi Sau nằm ở đường Thuỳ Vân. Dọc bờ biển Long Hải, Xuyên Mộc có nhiều bãi biển đẹp và khu du lịch lớn: Hồ Tràm MGM, Vietso resort... Các khu du lịch có khu du lịch Biển Đông, khu du lịch Nghinh Phong... Các khách sạn có khách sạn Pullman, khách sạn Imperial, khách sạn Thuỳ Vân, khách sạn Sammy, khách sạn Intourco Resort, khách sạn DIC...
6. Khu công nghiệp
Dưới đây là danh sách các Khu Công nghiệp của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu:
-
KCN Long Sơn
-
KCN Hòa Long
-
KCN Sonadezi Châu Đức
-
KCN Phú Mỹ III
-
KCN Đá Bạc
-
KCN Phú Mỹ I
-
KCN Đông Xuyên
-
KCN Mỹ Xuân A
-
KCN Mỹ Xuân A2
-
KCN Mỹ Xuân B1 – CONAC
-
KCN Cái Mép
-
KCN Phú Mỹ II
-
KCN Mỹ Xuân B1 – Tiến Hùng
-
KCN Mỹ Xuân B1 – Đại Dương
-
KCN Long Hương
-
KCN Đất Đỏ 1
-
Tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn
Ngoài các KCN trên thì tỉnh đã quy hoạch thêm nhiều cụm công nghiệp tại các huyện trong tỉnh, gồm 29 cụm công nghiệp và quy hoạch thêm các khu công nghiệp ở huyện Đất Đỏ.
▶️ Là đơn vị tư tư vấn lập dự án đầu tư tại Bà Rịa – Vũng Tàu và các tỉnh khác trên toàn quốc. Với kinh nghiệm tư vấn đa dạng các loại hình dự án, mỗi dự án mà chúng tôi thực hiện đều được các ban ngành chấp thuận chủ trương nhanh chóng, những dự án vay vốn đầu tư đều được Ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc các quỹ đầu tư chấp thuận và mong muốn hợp tác.
Nếu quý khách đang cần thuê viết dự án đầu tư, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn các bước thực hiện ký kết hợp đồng, triển khai dự án nhanh chóng. ◀️