Lập dự án đầu tư nhà Máy Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt Và Công Nghiệp Thành nhiên liệu Diesel

Lập dự án đầu tư nhà Máy Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt Và Công Nghiệp Thành nhiên liệu Diesel

Lập dự án đầu tư nhà Máy Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt Và Công Nghiệp Thành nhiên liệu Diesel

Lập dự án đầu tư nhà Máy Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt Và Công Nghiệp Thành nhiên liệu Diesel

Việc thực hiện đầu tư Dự án xây dựng “Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp thành nhiên liệu Diesel” góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Bên cạnh đó, dự án còn có đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà nước và giải quyết một lượng lớn lực lượng lao động cho địa phương.

Khu nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp được xây dựng nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu thu gom và xử lý rác sinh hoạt và công nghiệp từ các nhà máy, xí nghiệp thuộc các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn địa phương và các khu vực lân cận, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường về xử lý rác thải do hiện nay còn thiếu hoặc chưa có nơi để xử lý rác, góp phần xây dựng quá trình phát triển công nghiệp của địa phương, thuộc vùng kinh tế trọng điểm.

I. Mục tiêu của dự án nhà máy Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt Và Công Nghiệp

Dự án Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt và Công Nghiệp thành nhiên liệu Diesel được xây dựng với các thiết bị công nghệ mới, nhằm nhanh chóng đạt hiệu quả tích cực trong việc xử lý và chế biến rác với mục tiêu xử lý trăm - nghìn tấn rác/ngày với tỷ lệ đạt được > 5.000 lít dầu Diesel/giờ cho ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn.

Các loại rác được phân loại ngay tại bãi đổ của nhà máy. Bao gồm rác sinh hoạt và rác công nghiệp. Cụ thể như rác thải bao gồm: Các chất thải đô thị; Tất cả các chất dẻo (plastic); Chất thải động vật; Than Nâu (than kém chất lượng); Rác thải nông, lâm nghiệp (rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, lõi ngô, lõi sắn củ, vỏ dừa, bã dầu dừa cọ, dầu mè, mùn cưa, dăm gỗ, ...); Xăm lốp ô tô cũ đã thải ra; Dầu thải đã qua sử dụng; Rác hữu cơ như (thực phẩm thừa, rau, trái cây, hoặc giấy như sách báo, tạp chí, các thùng bao bì bằng giấy, ...), sẽ bị xé tan và nghiền nát trong hệ thống xử lý rác và chuyển làm thành phần trong dầu Diesel.

II. Sự cần thiết phải đầu tư nhà máy Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt Và Công Nghiệp

1. Sơ bộ về lượng rác thải địa điểm lập nhà máy:

Theo thống kê sơ bộ, trên địa bàn có nhiều khu công nghiệp và người dân sinh sống với tiêu chuẩn rác thải sinh hoạt là 1kg/người/ngày nên có khoảng trên 200 tấn/ngày lượng rác thải được thải ra. Còn theo tiêu chuẩn rác thải công nghiệp là 240 kg/ha/ngày tương đương với trên 800 tấn/ngày. Vậy tổng cộng rác thải sinh hoạt và công nghiệp là trên 1.000 tấn/ngày.

Bên cạnh đó, việc dành diện tích đất bãi rác cho các khu, cụm công nghiệp sẽ chiếm diện tích đất khoảng 1%, điều này gây lãnh phí nguồn tài nguyên đất nên việc đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác tập trung sẽ tiết kiệm đất và hiệu quả kinh tế hơn nhiều so với việc đầu tư riêng lẻ cho từng dự án của chủ đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp.

Hàng chục năm nay, tình trạng ô nhiễm môi trường tại bãi rác là vấn đề bức xúc ở nhiều địa phương.

2. Nhiên liệu sinh khối

Ngày nay, nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng khan hiếm, do đó trên thế giới dễ xảy ra các cuộc khủng hoảng năng lượng. Thêm vào đó, việc đốt nhiên liệu hóa thạch làm sinh ra một lượng lớn CO2 và các khí độc SO2, NOx, CO, đe dọa phá hủy môi trường, gây ra mưa axit, sương khói, phá hủy tầng ozone. Chính vì vậy con người ngày càng quan tâm đến các nguồn năng lượng tái sinh như năng lượng mặt trời, gió, nhiên liệu sinh khối...

Gần đây, biến đổi khí hậu và an ninh lương thực trở thành vấn đề trọng tâm của tất cả các nước trên thế giới. Các nguồn năng lượng sinh khối như biodiesel và ethanol đã cho thấy vai trò và tầm quan trọng của nó trong việc thay thế nhiên liệu khoáng và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, chúng cũng gặp phải những khó khăn trong việc cạnh tranh với nguyên liệu cho ngành lương thực, thực phẩm. Loại nhiên liệu này chỉ thực sự phát huy tác dụng tốt khi sử dụng các nguồn cây công nghiệp (các loại cây cho sản phẩm không ăn được) hoặc có các chính sách nông nghiệp thật hợp lý để phát triển nông nghiệp, trồng thêm các loại cây nông nghiệp ở các vùng đất dư thừa để vừa đáp ứng nhu cầu về lương thực vừa có thêm nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học.

Nhiên liệu sinh khối biomass không có những nhược điểm trên, là nguồn năng lượng tái sinh cổ xưa nhất, tốt nhất, phong phú nhất trên thế giới và có khả năng chuyển thành các nhiên liệu lỏng, thân thiện môi trường hơn thay thế năng lượng hóa thạch và không ảnh hưởng đến an ninh lương thực. Hiện nay, trên quy mô toàn cầu, nhiên liệu sinh khối là nguồn năng lượng lớn thứ tư, chiếm đến 14-15% tổng năng lượng tiêu thụ. Ở các nước phát triển, sinh khối thường là nguồn năng lượng lớn nhất, đóng góp khoảng 35% tổng số năng lượng. Từ sinh khối, có thể sản xuất ra nhiên liệu khí cũng như nhiên liệu lỏng làm chất đốt hay nhiên liệu cho động cơ.

Liên hệ đơn vị cung cấp dịch vụ viết dự án đầu tư - Hotline: 0918 924 666

Trong biomass, năng lượng mặt trời được dự trữ thành năng lượng hóa học thông qua đặc tính quang hợp của cây xanh. Mặc dù năng lượng đó có thể được giải phóng bằng sự cháy, nhưng do biomass có hàm lượng oxygen cao (35-45% khối lượng) làm nhiệt trị của biomass thấp (10-20 MJ/kg) so với nhiên liệu hóa thạch. Thêm vào đó, phải tốn một chi phí lớn cho việc vận chuyển và tồn trữ biomass. Do đó,việc chuyển hóa biomass thành nhiên liệu lỏng là hướng ngày càng được nghiên cứu rộng rãi.

3. Tình hình thế giới

Nhiên liệu lỏng từ sinh khối được tổng hợp thông qua một quy trình gọi là nhiệt phân trong điều kiện thiếu oxy. Sau nhiệt phân thu được chất lỏng gọi là dầu nhiệt phân, hay còn gọi là bio-oil, có thể sử dụng để sản xuất điện năng (gọi là điện sinh học). Một hệ thống điện sinh học đang được thương mại hóa ở Mỹ với 350 nhà máy điện sinh học, sản xuất trên 7.500 MW điện mỗi năm, đủ cung cấp cho hàng triệu hộ gia đình và tạo 60.000 việc làm. Dự kiến năng suất điện sinh học ở Mỹ vào năm 2010 là 13.000 MW. Ở Ấn Độ, nhiên liệu sinh khối chiếm 30% tổng nhiên liệu sử dụng, là nguồn nhiên liệu quan trọng nhất được sử dụng ở trên 90% hộ gia đình nông thôn và khoảng 15% hộ gia đình đô thị. Ở Anh, dự kiến đến năm 2050 nhiên liệu sinh khối có thể cung cấp 10-15% tổng năng lượng sử dụng.

Trên thế giới, có rất nhiều các nhà máy lớn sử dụng công nghệ nhiệt phân, như ở Đức, nhà máy có công suất 100.000 tấn/năm; ở Mỹ, nhà máy nhiệt phân lớn nhất là Encoal năng suất chế biến 1.000 tấn/ngày; tại Phần Lan, nhà máy nhiệt phân cho công suất 8.400 kg dầu nhiệt phân/ngày từ nguyên liệu là dăm gỗ. Hơn thế nữa, các nước vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để cải tiến công nghệ nhiệt phân nhằm thu nhiều hơn sản phẩm khí và sản phẩm lỏng bio-oil. Nhiệt phân chậm, nhiệt phân nhanh, nhiệt phân chân không, hóa lỏng áp suất cao, nhiệt phân vi sóng,... là các công nghệ nhiệt phân cho sản phẩm dầu sinh học bio-oil hiện tại nhưng với hiệu suất sản phẩm lỏng bio-oil khác nhau.

4. Tình hình Việt Nam

Tại Việt Nam, nguồn sinh khối chủ yếu là trấu, rơm rạ, bã mía, gỗ, phân động vật, rác sinh học, rác đô thị và phụ phẩm nông nghiệp. Chính phủ ta đang đàm phán với Anh và Mỹ để ký kết hợp đồng trị giá 106 triệu USD để xây dụng nhà máy sinh khối biomass tại thành phố Hồ Chí Minh. Dự án này sẽ xử lý 1.500-3.000 tấn rác mỗi ngày, sản xuất 15 MW điện và 480.000 tấn phân NPK/năm. Ngoài ra, ở nước ta cũng có rất nhiều công trình nhỏ lẻ tại vùng nông thôn sản xuất khí đốt dân dụng từ phân động vật (hầm biogas), giải quyết được khá nhiều vấn đề năng lượng cho nông dân.

Dầu nhiệt phân, hay còn gọi là bio-oil, không chỉ được ứng dụng cho sản xuất điện, nó còn có tiềm năng ứng dụng trong nhiên liệu vận chuyển, hóa chất, hóa dược nếu được cải thiện và có công nghệ thích hợp. Xét về lựa chọn nhiên liệu vận chuyển, có thể sử dụng các xúc tác zeolite để cải thiện dầu nhiệt phân thu được từ quá trình nhiệt phân biomass, làm giảm thành phần oxy, cải thiện độ bền nhiệt của dầu sinh học bio-oil. Năm 2009, cô Đặng Tuyết Phương ở Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và các cộng sự đã nghiên cứu sản xuất dầu sinh học bio-oil từ rơm rạ bằng phương pháp nhiệt phân sử dụng xúc tác vi tinh thể zeolite Y trên nền Điatomit, cải thiện đáng kể tính năng của dầu sinh học bio-oil.

5. Thực trạng công nghệ và kinh tế

Các hoạt động nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực phân hủy nhiệt sinh khối chủ yếu đang tập trung vào việc cải tiến lò phản ứng để làm tăng nhanh quá trình phân hủy nhiệt hơn nữa. So với các phương pháp đốt và khí hóa, kỹ thuật này vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu. Thị trường bio-oil chưa hình thành, mặc dù đề tài này đã được nghiên cứu phát triển suốt 20 năm qua. Việc phát triển kỹ thuật mới chỉ nhằm mục đích có sản phẩm đáp ứng ngành sản xuất hóa chất chứ chưa nhằm vào vấn đề giải quyết năng lượng. Hiệu suất chuyển hóa sinh khối thành bio-oil thực tế có thể đạt mức 60 -70%. Mức này đã bị hạ thấp nhiều khi kỹ thuật hydro hóa được đưa vào sử dụng để tăng chất lượng dầu. Vào năm 2000, các nhà khoa học đã dự đoán nhờ kỹ thuật hydro hóa (khử oxy) mà sắp tới hiệu suất chuyển hóa của quá trình nhiệt phân có thể đạt 67%, tuy nhiên đây là vấn đề khó và cần nhiều thời gian và công sức. Hiệu suất trung bình hiện tại mới chỉ đạt 50%. Vì mới chỉ có ít cơ sở nghiên cứu sản xuất dầu sinh học theo phương pháp phân hủy nhiệt và hiện tại quy mô áp dụng còn hạn chế nên chưa đặt ra vấn đề kinh doanh.

Vào năm 2000, người ta mới dự kiến và đưa ra con số dự báo đối với một nhà máy khoảng 400 MW nhiệt là 100 euro/ kW nhiệt. Chi phí đầu tư dài hạn đối với nhà máy 1000 MW nhiệt sẽ giảm được khoảng 20%. Đối với nhà máy phân hủy nhiệt áp dụng kỹ thuật hydro hóa quy mô 400 MW nhiệt, chi phí đầu tư ngắn hạn dự tính vào khoảng 350 euro/kW nhiệt, nhà máy quy mô 1000 MW nhiệt, chi phí đầu tư dài hạn dự tính giảm 15%.

Ngoài sự phụ thuộc vào quy mô nhà máy và công nghệ phân hủy nhiệt, chi phí đầu tư còn phụ thuộc vào chi phí nguyên liệu đầu vào và chi phí xử lý nguyên liệu ban đầu.

Các nghiên cứu cho thấy giá thành bio-oil có thể 75 - 300 euro/ tấn theo giá nguyên liệu 0 - 100 euro/ tấn.

▶️ Đặc biệt, dự án ra đời còn giải quyết mối quan tâm lo lắng của người dân, ngoài việc giúp cải thiện đời sống, nâng cao chất lượng thì việc sản xuất nhiên liệu Diesel còn giảm các vấn đề ô nhiễm, ít gây nhiễm độc hóa chất so với nhiên liệu hóa thạch.

Qúy khách là một nhà đầu tư đang quan tâm đến dự án đầu tư nhà Máy Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt Và Công Nghiệp Thành nhiên liệu Diesel? Qúy khách đang cần tìm đơn vị tư vấn lập dự án uy tín. Vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ 24/7. Trân trọng cảm ơn! ◀️