Lập dự án đầu tư trồng và phát triển cây dược liệu công nghệ cao

Lập dự án đầu tư trồng và phát triển cây dược liệu công nghệ cao

Lập dự án đầu tư trồng và phát triển cây dược liệu công nghệ cao

Lập dự án đầu tư trồng và phát triển cây dược liệu công nghệ cao

Việc đẩy mạnh các dự án đầu tư trồng và phát triển cây dược liệu công nghệ cao hoàn toàn phù hợp với sự phát triển ngành dược liệu sạch của Việt Nam, góp phần điều tiết cung cầu và bình ổn ngành dược liệu sạch trên phạm vi cả nước, hướng tới xuất khẩu.

Nước ta có nguồn dược liệu vô cùng phong phú, nhưng bản thân ngành dược liệu chưa phát triển đúng với tiềm năng. Đây chính là điều kiện và cơ sở để các dự án đầu tư trồng và phát triển cây dược liệu có cơ hội phát triển, góp phần bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu phong phú của đất nước.

I. Môi trường vĩ mô và chính sách phát triển nghành dược liệu của đất nước:

- Về mặt phát triển dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu, những năm qua chúng ta đã đạt được nhiều thành công trong công tác phát triển, bảo tồn, khai thác sử dụng dược liệu chăm sóc bảo vệ sức khỏe, tuy nhiên còn nhiều bất cập trong nghiên cứu, quản lý khai thác và phát triển dược liệu. Đó là:

  • Khai thác tràn lan, không chú ý tái tạo bảo tồn
  • Sử dụng dược liệu dược tính mạnh và độc tính cao
  • Dược liệu mốc, kém chất lượng
  • Dư phẩm kim loại nặng và thuốc trừ sâu trong dược liệu
  • Quá trình chế biến dược liệu và bảo quản dược liệu chưa đạt tiêu chuẩn
  • Bất cập trong quản lý dược liệu và sản phẩm có nguồn gốc dược liệu.

- Đứng trước những khó khăn trên nhiều lĩnh vực, như sản xuất dược liệu, Chính phủ đã đề ra những mục tiêu phát triển nhằm đảm bảo an ninh lương thực, y tế và an sinh xã hội trong giai đoạn trước mắt cũng như về lâu dài. Quyết định số 432/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 đã nêu rõ: Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững. Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hóa lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Tăng nhanh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản, nâng cao thu nhập và đời sống nông dân, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia.

- Xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với từng loại cây, con. Khuyến khích tập trung ruộng đất; phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện của từng vùng. Gắn kết chặt chẽ, hài hoà lợi ích giữa người sản xuất, người chế biến và người tiêu thụ, giữa việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ với tổ chức sản xuất, giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới. Đổi mới cơ bản phương thức tổ chức kinh doanh nông sản, trước hết là kinh doanh lúa gạo; bảo đảm phân phối lợi ích hợp lý trong từng công đoạn từ sản xuất đến tiêu dùng. Phát triển hệ thống kho chứa nông sản, góp phần điều tiết cung cầu.

- Tiếp tục đổi mới, xây dựng mô hình tổ chức để phát triển kinh tế hợp tác phù hợp với cơ chế thị trường. Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác đi đôi với việc bảo đảm lợi ích của người trồng lúa và địa phương trồng lúa. Trên cơ sở quy hoạch vùng, bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ và giống phù hợp với nhu cầu thị trường và giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Phát triển các hình thức bảo hiểm phù hợp trong nông nghiệp.

- Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại trong sản xuất, chế biến, bảo quản; ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học để tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi và quy trình sản xuất đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, tăng nhanh giá trị gia tăng trên một đơn vị đất canh tác. Hỗ trợ phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao. Đẩy mạnh chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, bảo đảm chất lượng và an toàn dịch bệnh. Với ngành dược liệu, Nhà nước đề ra mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020, Ngành dược Việt Nam phát triển với trình độ công nghệ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực Đông- Nam Á; tầm nhìn đến năm 2030, Ngành Dược Việt Nam phải đạt được những tiêu chuẩn của các nước phát triển trên thế giới trong lĩnh vực dược.

- Đảm bảo luôn sẵn có, đầy đủ các loại thuốc phòng bệnh và chữa bệnh đáp ứng kịp mô hình, cơ cấu bệnh tật tương ứng từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội với giá thuốc hợp lý; Thầy thuốc và nhân dân được hướng dẫn và thông tin đầy đủ về thuốc nhằm đảm bảo kê đơn và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả trong các cơ sở điều trị và tại cộng đồng. Chuẩn hóa và nâng cao chất lượng kê đơn thuốc, chấm dứt tình trạng lạm dụng trong việc kê đơn của thầy thuốc và thói quen sính thuốc nhập ngoại của người dân gây lãng phí tiền của và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

✏ Kết luận: Mặc dù hiện tại nền kinh tế chung đang gặp nhiều khó khăn, bất ổn về thời tiết, dịch bệnh… nhưng lương thực và sức khỏe luôn là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, hai lĩnh vực này luôn nằm trong chính sách phát triển đất nước, của Chính phủ. Vì vậy, dự án Trồng cây dược liệu công nghệ cao, kết hợp du lịch sinh thái phù hợp với môi trường vĩ mô và mục tiêu phát triển của đất nước. Đây là căn cứ để xác định tính cấp thiết của dự án nhằm bảo đảm an ninh lương thực, an ninh y tế.

II. Sự cần thiết đầu tư dự án đầu tư trồng và phát triển cây dược liệu công nghệ cao:

- Đã từ lâu, vấn đề ổn định chất lượng dược liệu, bán thành phẩm Đông dược (ví dụ như cao dược liệu) cũng như các loại thuốc thành phẩm từ dược liệu ở Việt Nam đã và đang được các nhà khoa học, các cơ sở sản xuất thuốc trong ngành Dược tìm cách giải quyết nhưng vẫn chưa có giải pháp thỏa đáng. Cho đến nay, thị trường dược liệu ở Việt Nam vẫn trong tình trạng thả nổi, thiếu sự quản lý của các cơ quan y tế (về chủng loại, chất lượng, tính chuẩn xác, quy trình chế biến, cách bảo quản,…) và cơ quan quản lý thị trường (về giá cả). Cũng như thuốc Tân dược, để thuốc Đông dược có hiệu lực, an toàn và chất lượng ổn định thì toàn bộ quy trình sản xuất phải được tiêu chuẩn hóa. Trong đó, tiêu chuẩn hóa nguyên liệu đầu vào là khâu cơ bản nhất. Riêng đối với dược liệu có nguồn gốc thực vật thì việc tiêu chuẩn hóa phải bắt đầu từ quy trình trồng trọt và thu hái cây thuốc hoang dã trong tự nhiên.

- Hiện nay, các dây chuyền sản xuất thuốc nói chung, trong đó có thuốc Đông dược ở Việt Nam đang được xây dựng, hoặc từng bước nâng cấp để đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc – GMP”. Đây là một yêu cầu cần thiết để có thuốc tốt. Riêng đối với thuốc Đông dược, nếu nguyên liệu đầu vào không ổn định về chất lượng thì thành phẩm thuốc (đầu ra) cũng không đạt yêu cầu về chất lượng, cho dù thuốc đó được sản xuất ở nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

- Đó chính là nguyên nhân khiến cho chất lượng của nhiều loại thuốc Đông dược ở Việt Nam hiện nay thất thường, kể cả chất lượng của các gói thuốc thang ở các cơ sở khám, chữa bệnh và kinh doanh thuốc Đông y. Đặc biệt, trước xu thế hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới, các xí nghiệp Dược của nước ngoài sẽ đưa sản phẩm của họ vào Việt Nam, và ngược lại, chúng ta cũng cần đưa dược liệu và thuốc Đông dược của Việt Nam ra thị trường nước ngoài. Để cho thuốc của ta giữ được thương hiệu và cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại của nước ngoài (thậm chí ngay trên thị trường trong nước) thì quá trình trồng trọt, thu hái nguyên liệu làm thuốc không thể coi nhẹ việc tiêu chuẩn hóa.

III. Công việc cụ thể cần làm khi đầu tư dự án trồng và phát triển cây dược liệu công nghệ cao

  • Điều tra thị trường.
  • Khảo sát mô hình các cơ sở sản xuất dược liệu điển hình.
  • Nghiên cứu, kiểm tra nguồn nước.
  • Tìm hiểu nguồn giống cây trồng.
  • Đánh giá chất lượng đất.
  • Điều tra về điều kiện tự nhiên.
  • Lập báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo đầu tư
  • Trình hồ sơ xin chấp thuận đầu tư
  • Khảo sát mặt bằng lập phương án quy hoạch.
  • Khảo sát hạ tầng kỹ thuật (điện, nước).
  • Đề xuất các chính sách ưu đãi cho dự án.
  • Nhận quyết định phê duyệt của thành phố
  • Nhận bàn giao mặt bằng
  • Bàn giao mốc giới
  • Đánh giá tác động môi trường
  • Quy hoạch xây dựng
  • Dọn dẹp phát quang thực bì
  • Cải tạo đất.
  • Khởi công xây dựng.
  • Xây dựng khu vực trồng cây dược liệu
  • Xây dựng khu khách thăm quan.
  • ......

IV. Qúy khách đang có nhu cầu lập dự án đầu tư trồng cây dược liệu?

▶️ Với nhiều năm kinh nghiệm vietduan.com sẽ là một lựa chọn đáng tin cậy mỗi khi quý khách có nhu cầu: Lập dự án để kêu gọi đầu tư, trình đối tác phê duyệt, xin cấp tín dụng, vay vốn, trình cơ quan xin cấp phép đầu tư,...

Để dự án đầu tư của quý khách được thuận lợi và tránh được những rủi ro pháp lý,... vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể 24/7. ◀️