Lập dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện – Phòng khám đa khoa Nhằm đáp ứng nhu cầu về khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe trong mọi lĩnh vực về y tế. Song song đó thực hiện các dịch vụ về y tế trong lĩnh vực này với chất lượng cao và theo yêu cầu của từng khách hàng.
I. Thực trạng quá tải tại các bệnh viện
- Hiện nay, tình trạng quá tải khám, chữa bệnh là phổ biến tại hầu hết các bệnh viện ở các tuyến, đặc biệt quá tải trầm trọng ở tuyến Trung ương và tuyến tỉnh. Ví dụ điển hình tại thành phố Hà Nội là Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, là bệnh viện tuyến cuối tại miền Bắc có nhịp độ làm việc căng thẳng bậc nhất cả nước. Tại cơ sở 1 của Bệnh viện Bạch Mai, mỗi ngày tiếp nhận từ 7.000 đến 8.000 lượt khám, số lượng bệnh nhân chờ đăng ký khám cao nhất là khu vực khoa khám bệnh.
II. Một số nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng quá tải tại các bệnh viện:
Một là: nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân ngày càng tăng trong khi chỉ tiêu giường bệnh thấp và tăng không tương xứng với nhu cầu khám, chữa bệnh.
-
Ngoài ra, hiện nay, y tế cơ sở vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu người dân, chất lượng hiệu quả hoạt động chưa cao. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu chưa thực sự tốt, nhiều người dân chưa quan tâm đến dự phòng, nâng cao sức khỏe, chỉ đến khi có bệnh mới chịu đi chữa. Bên cạnh đó, phần lớn các trạm y tế chưa quản lý được các bệnh mạn tính. Đặc biệt, số lượng và chất lượng dịch vụ tại các cơ sở y tế tuyến đầu còn hạn chế, danh mục thuốc còn ít. Trạm y tế xã, phường mới chỉ thực hiện được 50% - 70% các dịch vụ kỹ thuật, khoảng 40% danh mục thuốc theo phân tuyến... Cùng với đó, hạn chế về nhân lực tại các trạm y tế, chất lượng khám, chữa bệnh tại tuyến dưới chưa bảo đảm, dẫn tới mất lòng tin của bệnh nhân và sự thiếu tuân thủ quy định chuyển tuyến, chuyển tuyến ngược (80% bệnh nhân đến khám, chữa bệnh tại tuyến Trung ương là do họ tin tưởng vào dịch vụ ở tuyến Trung ương). Chưa kể, khả năng kinh tế của người dân được cải thiện trong khi khả năng cung ứng dịch vụ của các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến dưới còn hạn chế, dẫn tới tình trạng vượt tuyến.
Hai là: chính sách viện phí và bảo hiểm y tế, trong đó giá và cơ chế chi trả chưa phù hợp. Các quy định của bảo hiểm trong việc chỉ chi trả các loại vật tư kỹ thuật cao, đắt tiền với bệnh nhân nội trú. Để được thanh toán những loại vật tư kỹ thuật cao này buộc phải cho bệnh nhân nằm nội trú, trong khi tình trạng của bệnh nhân chưa đến mức lưu viện, từ đó dẫn đến quá tải.
-
Sự quá tải ở các bệnh viện còn vì từ chính sách của bảo hiểm khi quy định phân loại thuốc theo tuyến bệnh viện. Cùng một loại bệnh nhưng điều trị tại bệnh viện ở tuyến khác nhau, cấp thuốc khác nhau với chất lượng khác nhau. Điều này khiến cho nhiều người bệnh tự ý chuyển tuyến lên bệnh viện tuyến trên, mong nhận được thuốc có chất lượng tốt hơn, đội ngũ y bác sĩ có trình độ tay nghề cao hơn.
Ba là: chính sách tự chủ tài chính và xã hội hóa dẫn tới các bệnh viện tăng cường các hoạt động liên doanh, liên kết trong đầu tư cung ứng dịch vụ (chủ yếu là trang thiết bị y tế kỹ thuật cao) làm tăng tính đa dạng trong cung ứng dịch vụ. Các bệnh viện tăng các hoạt động tiếp thị thu hút bệnh nhân tới sử dụng dịch vụ và giữ cả những bệnh nhân thuộc phân tuyến kỹ thuật của tuyến dưới lại để điều trị làm tăng thu cho bệnh viện.
III. Những hệ lụy và giải pháp khắc phục
Các bằng chứng khoa học cho thấy, tỷ lệ sử dụng giường bệnh cao quá quy định, bệnh nhân quá đông sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng.
Thứ nhất: tình trạng quá tải giường bệnh, quá đông bệnh nhân sẽ dẫn tới nguy cơ không bảo đảm chất lượng khám, chữa bệnh và sự an toàn cho người bệnh. Thời gian khám, chữa bệnh cho bệnh nhân ít đi, đặc biệt là tại khu vực khoa khám bệnh quá tải, các bác sỹ không có đủ thời gian khám và tư vấn cho bệnh nhân. Việc kê thêm giường bệnh, nhận quá đông bệnh nhân trong khi diện tích mặt bằng không tăng, cơ sở vật chất đầu tư không hợp lý và đúng thiết kế, thiếu nhân lực sẽ dẫn tới tình trạng các bệnh viện không bảo đảm được các tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành theo quy định.
Thứ hai: tình trạng quá tải ảnh hưởng tới chính các nhân viên y tế: nhân lực do nhiều bệnh viện phải bố trí làm thêm giờ, tăng thời gian làm việc để tránh ùn tắc bệnh nhân dẫn tới tình trạng nhân viên y tế không được nghỉ bù, nghỉ trực đầy đủ theo quy định, có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe nhân viên y tế và chất lượng dịch vụ.
Thứ ba: tình trạng quá tải làm chất lượng khám, chữa bệnh không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người dân, dẫn đến sự chênh lệch lớn giữa các tuyến, các vùng. Hầu hết các cơ sở y tế mới chỉ chủ yếu tập trung vào chữa bệnh mà chưa có đủ điều kiện thực hiện chăm sóc toàn diện người bệnh. Thủ tục khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế một số nơi còn phiền hà. Thái độ giao tiếp ứng xử của một bộ phận cán bộ chưa tốt. An ninh, trật tự an toàn bệnh viện chưa được bảo đảm. Việc kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại trong một số cơ sở còn hình thức, lợi thế của y dược cổ truyền chưa phát huy tốt.
Thứ tư: tình trạng quá tải làm tăng nguy cơ xảy ra những sự cố y khoa gây nguy hại đến bệnh nhân. Nếu sự cố nhẹ có thể gây kéo dài thời gian nằm viện của bệnh nhân, ảnh hưởng đến chức năng một số cơ quan trên cơ thể, sự cố nặng có thể gây mất chức năng vĩnh viễn hoặc dẫn đến tử vong. Chưa kể, khi sự cố y khoa xảy ra, thường theo sau đó là những vụ khiếu kiện của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đối với nhân viên y tế và cơ sở khám, chữa bệnh.
Trước thực trạng trên, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 25-7-2017, về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Nghị quyết nhấn mạnh đến việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, khắc phục căn bản tình trạng quá tải bệnh viện. Cụ thể là:
-
Phát triển hệ thống khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng hoàn chỉnh ở từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bên cạnh hệ thống bệnh viện thuộc lực lượng vũ trang; tăng cường phối hợp quân - dân y.
-
Hoàn thiện hệ thống phác đồ, quy trình, hướng dẫn điều trị thống nhất trong cả nước. Ban hành tiêu chí đánh giá, thực hiện kiểm định độc lập, xếp hạng bệnh viện theo chất lượng phù hợp với thông lệ quốc tế.
-
Thực hiện lộ trình thông tuyến khám, chữa bệnh; lộ trình liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm, giữa các cơ sở khám, chữa bệnh gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ và có chính sách khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ ngay tại tuyến dưới.
-
Phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh; tăng cường đào tạo, luân phiên cán bộ y tế, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới. Ban hành danh mục dịch vụ kỹ thuật các tuyến phải có đủ năng lực thực hiện, tiến tới bảo đảm chất lượng từng dịch vụ kỹ thuật đồng đều giữa các tuyến.
-
Xây dựng và thực hiện chương trình phát triển y học cổ truyền, tăng cường kết hợp với y học hiện đại trong phòng bệnh, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, nâng cao sức khỏe.
-
Phát triển đồng bộ, tạo môi trường bình đẳng cả về hỗ trợ, chuyển giao chuyên môn kỹ thuật giữa các cơ sở khám, chữa bệnh công và tư.
-
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, nâng cao y đức; xây dựng bệnh viện xanh - sạch - đẹp, an toàn, văn minh, hướng tới thực hiện chăm sóc toàn diện người bệnh.
-
Tập trung đẩy nhanh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin từ quản lý bệnh viện, giám định bảo hiểm y tế, bệnh án điện tử tới chẩn đoán, xét nghiệm, khám, chữa bệnh từ xa.
IV. Tại sao phải lập dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện - Phòng khám đa khoa
- Xây dựng bệnh viện hiện đại đạt tiêu chuẩn là giải pháp tốt nhất với mong muốn đáp ứng nhu cầu của người dân KCB, góp phần thực hiện chính sách và mục tiêu phát triển của nước ta. Bên cạnh đó, dự án này cũng góp phần tạo điều kiện công ăn việc làm cho lao động dư thừa trên địa bàn.
- Đối với Chủ đầu tư đây là một dự án lớn. Đặc biệt qua dự án vị thế, uy tín và thương hiệu của Chủ đầu tư sẽ tăng cao, tạo dựng thương hiệu mạnh trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh, tạo một phần thu nhập từ dự án cho địa phương. Như vậy, có thể nói việc đầu tư xây dựng là tất yếu và cần thiết, vừa thoả mãn được các mục tiêu và yêu cầu phát triển vừa đem lại lợi nhuận cho Chủ đầu tư.
- Nhìn chung, đối với bệnh viện cấp tỉnh thì ngày càng quá tải, đối với các bệnh viện cấp huyện thì điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị khám chữa bệnh như hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân địa phương và các vùng lân cận, nhất là đối với lực lượng chuyên gia người nước ngoài đang làm việc tại địa phương. Từ đó tạo áp lực cho ngành y tế, đòi hỏi ngân sách nhà nước phải đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế hiện đại để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và chuyên gia nước ngoài ngày một cao hơn. Tuy nhiên, ngân sách nhà nước có hạn, không thể đáp ứng được mọi nhu cầu, chính vì vậy Chính phủ đã ban hành chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư, góp vốn nâng cao nhu cầu đời sống của nhân dân. Các Bệnh viện tư ở Việt Nam hiện mới chỉ chiếm khoảng 3,5% trong tổng số bệnh viện và chỉ chiếm khoảng 2,2% tổng số giường bệnh vì qui mô còn rất nhỏ. Trong khi đó số bệnh viện tư ở Thái Lan chiếm tới gần 30% và chiếm khoảng 22,5% trong tổng số giường bệnh, ở Philippin các tỷ lệ này là 67% và 50%; Indonesia: 42% và 32%; Malaysia: 62% và 16,4%; Korea: 95% và 76,8%.
- Thực hiện chủ trương xã hội hóa của Chính phủ, chúng tôi đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực y tế, để có điều kiện sinh lời hợp pháp từ nguồn vốn sẵn có, đồng thời góp phần làm giảm nhẹ gánh nặng ngân sách nhà nước phải đầu tư, góp phần chăm sóc sức khỏe của người dân ngày một tốt hơn. Qua đó tạo điều kiện cho nhân dân có cuộc sống khỏe mạnh, không ngừng tăng gia sản xuất, tạo nhiều của cải vật chất cho xã hội. Từ những vấn đề trên cho thấy việc đầu tư Bệnh viện Đa Khoa là việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe con người hiện tại cũng như tương lai.
▶️ Với những thông tin mà chúng tôi tổng hợp ở trên hy vọng sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư đang muốn lập dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện - Phòng khám đa khoa tìm hiểu, tổng hợp thông tin hữu ích quan trọng. Qúy khách có nhu cầu lập dự án đầu tư vui lòng liên ngay với chúng tôi để được tư vấn chính xác và cụ thể. Trân trọng cảm ơn! ◀️