Việc đầu tư xây dựng, đầu tư nhà máy sản xuất thuốc từ dược liệu sinh học là hoàn toàn phù hợp với sự phát triển ngành dược liệu sạch của Việt Nam góp phần điều tiết cung cầu và bình ổn ngành dược liệu sạch trên phạm vi cả nước.
Việc thực hiện đầu tư Dự án xây dựng “Dự án Nhà máy sản xuất thuốc đông dược” góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Bên cạnh đó, dự án còn có đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước và giải quyết một lượng lớn lực lượng lao động cho địa phương.
1. Sự cần thiết đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sản xuất thuốc đông dược:
Đã từ lâu, vấn đề ổn định chất lượng dược liệu, bán thành phẩm Đông dược (ví dụ như cao dược liệu) cũng như các loại thuốc thành phẩm từ dược liệu ở Việt Nam đã và đang được các nhà khoa học, các cơ sở sản xuất thuốc trong ngành Dược tìm cách giải quyết nhưng vẫn chưa có giải pháp thỏa đáng. Cho đến nay, thị trường dược liệu ở Việt Nam vẫn trong tình trạng thả nổi, thiếu sự quản lý của các cơ quan y tế (về chủng loại, chất lượng, tính chuẩn xác, quy trình chế biến, cách bảo quản,…) và cơ quan quản lý thị trường (về giá cả).
Cũng như thuốc Tân dược, để thuốc Đông dược có hiệu lực, an toàn và chất lượng ổn định thì toàn bộ quy trình sản xuất phải được tiêu chuẩn hóa. Trong đó, đầu tư nhà máy với dây chuyền chế biến dược liệu hiện đại là vấn đề mấu chốt để cụ thể hóa mục tiêu của đất nước cũng như gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Riêng đối với dược liệu có nguồn gốc thực vật thì việc tiêu chuẩn hóa phải bắt đầu từ quy trình trồng trọt và thu hái cây thuốc hoang dã trong tự nhiên.
Hiện nay, các dây chuyền sản xuất thuốc nói chung, trong đó có thuốc Đông dược ở Việt Nam đang được xây dựng, hoặc từng bước nâng cấp để đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc – GMP”. Đây là một yêu cầu cần thiết để có thuốc tốt. Riêng đối với thuốc Đông dược, nếu nguyên liệu đầu vào không ổn định về chất lượng thì thành phẩm thuốc (đầu ra) cũng không đạt yêu cầu về chất lượng, cho dù thuốc đó được sản xuất ở nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Đó chính là nguyên nhân khiến cho chất lượng của nhiều loại thuốc Đông dược ở Việt Nam hiện nay thất thường, kể cả chất lượng của các gói thuốc thang ở các cơ sở khám, chữa bệnh và kinh doanh thuốc Đông y. Đặc biệt, trước xu thế hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới, các xí nghiệp Dược của nước ngoài sẽ đưa sản phẩm của họ vào Việt Nam, và ngược lại, chúng ta cũng cần đưa dược liệu và thuốc Đông dược của Việt Nam ra thị trường nước ngoài. Để cho thuốc của ta giữ được thương hiệu và cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại của nước ngoài (thậm chí ngay trên thị trường trong nước) thì cần thiết phải đầu tư thiết bị và quy trình chế biến hiện đại, tiên tiến đáp ứng nhu cầu trong nước và thế giới. Song song với đó phải tạo ra nguồn dược liệu có hàm lượng hoạt chất cao theo tiêu chuẩn của GACP.
Nhận thấy nhu cầu của xã hội, sau khi nghiên cứu và nắm vững các yếu tố kinh tế và kỹ thuật trong lĩnh vực dược liệu, nhiều nhà đầu tư đã quyết định đầu tư xây dựng dự án đầu tư Nhà máy sản xuất thuốc đông dược với dây chuyền thiết bị hiện đại, công suất cao được nhập khẩu từ các nước phát triển.
2. Văn bản pháp lý liên quan khi lập dự án đầu tư
-
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;
-
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
-
Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
-
Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
-
Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016;
-
Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 05 năm 2017 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật dược;
-
Nghị quyết số 46 - NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị BCH TW về công tác bảo vệ, cơ sở và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
-
Thông báo số 264-TB/TW ngày 31/7/2009 của Bộ Chính trị về việc tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”;
-
Thông báo số 245/TB-VPCP ngày 10/9/2010 của Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị định hướng đầu tư trong lĩnh vực Dược giai đoạn đến 2020;
-
Kế hoạch số 80/QĐ-BYT ngày 10/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị định hướng đầu tư trong lĩnh vực Dược giai đoạn đến 2020;
-
Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013: Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn;
-
Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp;
-
Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
-
Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
-
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
-
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
-
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
-
Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 18/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
-
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
-
Quyết định 734/QĐ- TTg ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng 2025;
-
Quyết định số 14/2008/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2020”;
Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới nêu rõ: Phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế-kỹ thuật mũi nhọn. Phát triển mạnh công nghiệp dược, nâng cao năng lực sản xuất thuốc trong nước, ưu tiên các dạng bào chế kỹ thuật cao, quy hoạch và phát triển các vùng dược liệu, các cơ sở sản xuất nguyên liệu hóa dược.
3. Các tiêu chuẩn áp dụng
Dự án Nhà máy sản xuất thuốc đông dược được thực hiện trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:
-
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);
-
Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);
-
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 548-2002: Thiết bị tưới dùng trong nông nghiệp – Đầu tưới - Đặc điểm kỹ thuật và phương pháp thử;
-
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 547-2002: Thiết bị tưới dùng trong nông nghiệp – Vòi phun – Yêu cầu chung và phương pháp thử;
-
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 546-2002: Thiết bị tưới dùng trong nông nghiệp – Hệ thống ống tưới - Đặc điểm kỹ thuật và phương pháp thử;
-
TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;
-
TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
-
TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;
-
TCVN 5738-2001 : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;
-
TCVN-62:1995 : Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí;
-
TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;
-
TCVN 4760-1993 : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;
-
TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
-
TCXD 51-1984 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
-
TCVN 5687-1992 : Tiêu chuẩn thiết kế thông gió - điều tiết không khí - sưởi ấm;
-
11TCN 19-84 : Đường dây điện;
▶️ Bạn là nhà đầu tư đang quan tâm đến dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sản xuất thuốc đông dược? Bạn đang cần tìm đơn vị tư vấn, hỗ trợ lập hồ sơ dự án, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghành đã từng tư vấn lập dự án cho nhiều công ty với đa dạng lĩnh vực khác nhau. Chúng tôi chắc chắn sẽ giúp quý khách giải quyết tốt các vấn đề đang gặp phải. ◀️